Vốn được biết đến là 'thần dược' nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nấm đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng và lựa chọn. Không ít người còn tìm và áp dụng cách trồng nấm đông trùng hạ thảo để có những sản phẩm an toàn, chất lượng hơn.Trên thực tế, đông trùng hạ thảo chính là một loài ấu trùng, sinh sống ở trong lòng đất khu vực cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya.
Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo từ ấu trùng bị nhiễm Cordyceps Sinensis, sau đó phát triển rồi giết chết vật chủ. Tiếp đến, loại nấm ký sinh sẽ mọc lên thân nâu dài, bắt đầu từ xác ấu trùng, vươn lên khỏi mặt đất, đó chính là đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên
Giá của đông trùng hạ thảo tự nhiên có giá lên tới hàng tỷ đồng cho 1 kg bởi đây là loại thảo dược quý hiếm bậc nhất. Để tiết kiệm chi phí, không ít người đã tìm hiểu cách trồng đông trùng hạ thảo để tự phục vụ cho nhu cầu bản thân và gia đình, thậm chí mở rộng thành mô hình kinh doanh.
Cách trồng nấm đông trùng hạ thảo không hề đơn giản. Cách nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo rất công phu. Để loại thảo dược này phát triển thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm chắc các tiêu chuẩn và kỹ thuật nuôi trồng.
Chất lượng giống: Bước quan trọng nhất trong cách trồng nấm đông trùng hạ thảo chính là lựa chọn giống. Để có được những lô đông trùng hạ thảo chất lượng cần chọn những giống khỏe mạnh và có sức sống.
Điều kiện phòng nuôi: Phòng nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo phải được đảm bảo khử khuẩn vô trùng, cân bằng đủ độ thoáng tự nhiên và đủ lượng ánh sáng cần thiết. Bên cạnh đó, phòng nuôi phải có hệ thống giàn giá để đặt bình nuôi, lọ cơ chất, hệ thống đèn sưởi ấm, chiếu sáng.
Nhiệt độ phòng nuôi: Phòng nuôi chuyên biệt và được trang bị các trang thiết bị hiện đại, giữ cho nhiệt độ phòng nuôi ổn định 18-20 độ C.Độ ẩm: Phòng nuôi cần được trang bị hệ thống phun sương, duy trì độ ẩm từ 70-85%
Phòng nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Chuẩn bị và lựa chọn giá thể: Đây là bước khá quan trọng trong cách trồng đông trùng hạ thảo. Người trồng cần chú ý các bước này để có được sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Giá thể là một hỗn hợp dung dịch với các nguyên liệu gồm: Nước dừa, nhộng tằm và gạo lứt được xay nhuyễn đúng theo tỷ lệ: 1.5:1.2:5. Dung dịch này còn được thêm một số vi chất. Tiếp đến, giá thể sẽ tiến hành hấp diệt trùng trong 2 tiếng ở trong các lọ cơ chất, sau đó được đưa đến phòng nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo.
Kỹ thuật cấy giống: Đây chính là bước quan trọng nhất trong cách trồng nấm đông trùng hạ thảo tại nhà. Tốt nhất bạn nên đi học một khóa chăm sóc và nuôi cấy để nắm được mọi thông tin chi tiết về cách nuôi trồng.
Cách trồng nấm đông trùng hạ thảo tại nhà cần 4 bước cũng như giai đoạn quan trọng. Cụ thể như sau:
Giống sẽ được cấy vào các lọ cơ chất, tiếp đến chuyển tới phòng tối với điều kiện tiêu chuẩn là: độ ẩm 75-80%, nhiệt độ từ 18-20 độ C rồi ủ kín. Khoảng 10 ngày sau, các sợi nấm sẽ ăn kín hết bề mặt của môi trường sinh khối. Lúc này, toàn bộ lọ cơ chất được đưa sang giai đoạn tạo quả thể.
Đối với nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo này, sau khi các loại cơ chất thực hiện giai đoạn 1 thì sẽ được đưa tới phòng chiếu sáng nhằm kích thích tạo quả thể. Phòng nuôi cần phải được đảm bảo nhiệt độ 18-20 độ C, độ ẩm 75-80%, chiếu sáng 12 tiếng mỗi ngày với cường độ 1000 Lux.Trong giai đoạn 2 của cách trồng nấm, phòng nuôi cần phải được mở cửa 2 lần/ngày, cụ thể là vào sáng sớm và chiều tối, mỗi lần 30 phút để không khí có thể lưu thông. Khoảng 15 ngày sau, trên bề mặt môi trường sinh khối sẽ bắt đầu xuất hiện các sợi nấm thì chuyển sang giai đoạn 3.
Điều kiện lưu trữ các lọ cơ chất sẽ được thay đổi, bằng cách tăng độ ẩm lên 80-85% nhưng nhiệt độ giữ nguyên, tiếp tục chiếu sáng 12 tiếng 1 ngày nhưng cường độ giảm xuống 700 Lux. Phòng nuôi vẫn phải mở cửa 2 lần/ngày để không khí lưu thông.Đặc biệt, trong giai đoạn 3 của cách trồng nấm đông trùng hạ thảo cần theo dõi thường xuyên và sát sao hơn để có thể phân loại cũng như loại bỏ các lọ cơ chất bị hỏng mốc để tránh lây lan sang các lọ khỏe mạnh khác. Khoảng 2 tháng sau, ngọn nấm sẽ mọc dài ra, sau đó bào tử nấm cũng sẽ xuất hiện.
Khi những ngọn nấm đông trùng chuyển sang màu vàng đậm hơn phần thân, đây là lúc đông trùng hạ thảo đã có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch, đông trùng hạ thảo có thể sử dụng theo nhiều cách như pha trà, ngâm rượu, ngâm mật ong...Trên đây là các bước và những điều cần lưu ý khi trồng nấm đông trùng hạ thảo. Hi vọng bài viết này giúp bạn có thêm thông tin, lựa chọn và áp dụng cách trồng đông trùng hạ thảo phù hợp để có được sản phẩm tốt nhất.
Bạn có biết: Các mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Việt Nam